Vietnam Moving
Vietnam Moving

Kinh nghiệm đóng gói đồ nhà bếp khi chuyển nhà

Vinamoving.com | 4/6/2017

Khi chuyển nhà có rất đồ đạc, vật dụng bạn cần đóng gói và chuyển đi như đồ nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc,… Mỗi phòng có rất nhiều loại đồ đạc cần đóng gói khác nhau và riêng biệt. Trong bài viết này, chuyển văn phòng tphcm giá rẻ Vietnam moving chia sẻ bạn kinh nghiệp đóng gói đồ nhà bếp giúp bạn đóng gói khoa học và tiết kiệm thời gian khi sắp xếp tại nhà mới.

Phân loại đồ đạc nhà bếp

Nhà bếp là khu vực tập trung rất nhiều đồ đạc nhưng chúng không quá to và cồng kềnh nên cũng thuận tiện cho bạn khi đóng gói vào thùng.

Để đóng gói đồ nhà bếp khoa học, hạn chế tình trạng hư hỏng, bạn cần phải phân loại tất cả đồ đạc thành các dạng sau:

- Đồ dễ vỡ: ly, chén, đĩa.

- Đồ bằng kim loại: nồi, chảo.

- Đồ điện tử: lò vi sóng, nồi cơm điện, bếp điện từ hoặc bếp hồng ngoại,…

- Đồ gia vị đang dùng và các túi đồ gia vị dự trữ.

- Hóa chất: nước rửa chén, nước lau bếp, nước lau sàn, bột giặt.

- Các đồ đạc nhỏ: muỗng, đũa, nĩa, dao.

Kinh nghiệm đóng gói đồ nhà bếp khi chuyển nhà

Phân loại đồ đạc nhỏ như đũa, muỗng, nĩa khi đóng gói đồ nhà bếp

Đóng gói đồ nhà bếp

Với các đồ dễ vỡ như đồ làm bằng thủy tinh, sành, sứ bạn cần có 1 lớp giấy gói bên ngoài. Bạn dùng giấy trắng để gói, nếu cẩn thận hơn, bạn có thể gói bằng màng nilong chống sốc (loại nilong có bọc xốp nổ). Sau đó, bạn cho từng cái vào thùng ngăn nắp nhằm tận dụng tối đa diện tích của thùng carton và ghi chú bên ngoài là hàng dễ vỡ để đơn vị vận chuyển lưu ý di chuyển nhẹ nhàng, cẩn thận hơn.

Lưu ý, bạn nên đóng gói riêng vật dụng thường xuyên sử dụng và vật ít sử dụng để tiết kiệm thời gian tìm kiếm cũng như sắp xếp lại chúng tại nhà mới của bạn.

Với các đồ bằng kim loại như nồi nấu ăn, chảo nấu, bạn có thể tận dụng khoảng không trong thùng bằng cách xếp chúng chồng vào nhau. Nếu cái chảo nhà bạn to hơn đáy của cái nồi to nhất thì bạn đặt chúng vào thùng theo thứ tự chảo ở dưới đáy thùng, sau đó đến cái nồi to nhất và đến các nồi nhỏ dần. Nắp nồi bạn đặt xung quanh 4 cạnh của thùng và đặt trên nồi trên cùng. Để làm được điều này, bạn nên chọn thùng carton đủ rộng nhằm sử dụng được tối đa công năng của thùng. Tiếp đến, bạn để các vật nhỏ như muỗng, đũa, nĩa, dao vào thùng. Đối với dao, bạn nên gói 1 lớp giấy trắng quanh bề mặt lưỡi dao để hạn chế dao bị sứt, mẻ khi va chạm với các đồ đạc khác trong quá trình di chuyển.

Với các đồ gia vị đang dùng dở dang, bạn buộc thật chặt rồi đóng gói cùng các đồ gia vị khác vào 1 thùng nhỏ.

Nước rửa chén, bột giặt, nước lau sàn, nước lau bếp bạn đóng thùng riêng biệt. Không nên đóng các loại đồ hóa chất này cùng với thực phẩm (kể cả thực phẩm có bao bì kín) và gia vị.

Kinh nghiệm đóng gói đồ nhà bếp khi chuyển nhà

Đóng gói chén, dĩa trong nhà bếp khi chuyển nhà

Đóng gói đồ điện tử của nhà bếp

Nếu còn thùng carton ban đầu khi mua đồ điện tử của nhà bếp thì bạn đóng chúng vào thùng carton. Nếu không còn các thùng caton này thì bạn có thể thay thế bằng thùng carton thông thường nhưng khi đóng gói bạn nhớ bao 1 lớp nilong chống sốc bên ngoài đồ điện tử. Riêng với lò vi sóng, bạn cần tháo rời đĩa quay và gói riêng biệt trước khi đóng gói.

Kinh nghiệm đóng gói đồ nhà bếp khi chuyển nhà

Đóng gói đồ điện tử vào thùng ban đầu khi mua sản phẩm

Trên đây là một số kinh nghiệm đóng gói các đồ đạc nhà bếp khá hữu ích mà chuyển nhà trọn gói Vinamoving dành cho bạn. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian tìm kiếm và sắp xếp đồ tại nhà mới, bạn nên ghi chú ngoài thùng carton tên của tất cả các đồ đạc chứa trong thùng.

Vina Moving

MỚI NHẤT

Có nên chuyển nhà trong lúc dịch Virus Corona - nCoV bùng phát

Dịch cúm Corona đang ngày càng lây lan nhanh chóng, ở thời điểm này, bạn đang phân vân nên hay không việc chuyển nhà trong lúc đại dịch bủa vây? Hãy cùng Vietnam Moving tham khảo thêm một số thông tin dưới đây ...

logo